Hiện nay, bệnh nổi mề đay được phân làm 2 loại chính là: mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Việc phân loại bệnh giúp chúng ta đưa ra những biện pháp phòng tránh phù hợp.
Bệnh mề đay |
Bệnh nổi mề đay được chia làm 2 loại:
Mề đay cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột trên bất kỳ vùng nào trên cơ thể, thường xuất hiện trong vài giờ rồi lặn sau đó có thể tái phát. Trong trường hợp nổi mề đay cấp tính nặng bệnh nhân có thể bị sốt cao, nôn mửa, choáng váng, thậm chí ngất xỉu do tụt huyết áp.Mề đay mãn tính: Bệnh diễn ra trong một thời gian dài từ 5 ngày đến một tuần, cơn mề đay mãn tính có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng nhiều ngày.
Một số loại mề đay mãn tính thường gặp như: mề đay thành vệt dài, mề đay sần trẻ em, mề đay khổng lồ, mề đay cấp tiết Cholin,...
Biện pháp phòng tránh
Bệnh nổi mề đay thường dễ xảy ra với những người có cơ địa nhạy cảm, nguyên nhân chủ yếu là do dị ứng. Vì thế, khi nhận biết được lí do khiến cơ thể bị bệnh sẽ có những biện pháp phòng tránh phù hợp theo từng nguyên nhân:- Nổi mề đay do thời tiết: đặc biệt khi trời lạnh cần mặc ấm, giữ ấm, tránh gió lạnh lùa vào cơ thể.
- Không ăn những thực phẩm khiến cơ thể phát bệnh.
- Đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại.
- Giữ sạch sẽ vệ sinh cơ thể. Đối với phụ nữ, không nên lạm dụng các loại mỹ phẩm, lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với loại da của mình. Khuyến khích dùng thử trên vùng da diện tích nhỏ.
Những thông tin về bệnh mề đay trên đây hi vọng cung cấp kiến thức cho bạn để có thể phát hiện và đưa ra những biện pháp phù hợp giúp phòng tránh căn bệnh phiền phức này cho bản thân và gia đình.
Các bạn có thể xem thêm các cách chữa bệnh mề đay hiệu quả tại: 3 cách chữa bệnh mề đay hiệu quả
0 nhận xét:
Đăng nhận xét