Bệnh vảy nến là một căn bệnh mãn tính về da, tổn thương đặc trưng là những mảng da màu đỏ, bề mặt bong tróc từng lớp vảy mỏng. Bệnh vảy nến nhẹ thì chỉ xuất hiện ở một số vị trí nhất định trên cơ thể, nặng thì bệnh vảy nến có thể lan rộng ra nhiều vùng khác nhau thậm chí là lan rộng ra toàn cơ thể, làm người bệnh thường mặc cảm, xấu hổ trong cuộc sống hàng ngày.
Bác sĩ da liễu nói gì về bệnh vảy nến
Khoảng 1 - 2 % dân số thế giới mắc bệnh vảy nến, và mọi lứa tuổi và giới tính, chủ yếu là độ tuổi từ 15 - 30 tuổi, đều có nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến là căn bệnh có tính di truyền, cha hoặc mẹ mắc bệnh thì 8,1% con cái sẽ mắc bệnh, nếu cả 2 người đều bị bệnh thì % con cái mắc bệnh lên đến 41%.
Bệnh vảy nến thường có những dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết là những mảng da màu đỏ, tróc vảy ở bề mặt, có giới hạn rất rõ. Những mảng vảy này thường dày, chủ yếu xuất hiện ở khủy tay, đầu gối, da đầu.
Khi cạo những mảng vảy này, những lớp da bong tróc từng phiến mỏng như cạo vào thân cây nến nên dân gian gọi là bệnh vảy nến.
Nhiều trường hợp bệnh vảy nến ở dạng nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ, hoặc đỏ cả một vùng da trên cơ thể, rất mất thẩm mỹ.
Bệnh vảy nến |
Các dạng bệnh vảy nến thường gặp
- Vảy nến mảng
- Vảy nến giọt
- Vảy nến đỏ da
- Vảy nến khớp
- Vảy nến mủ
Bệnh vảy nến là một căn bệnh không ổn định, nếu không được phát hiện sớm có cách chăm sóc điều trị đúng đắn, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau đó như đỏ da toàn thân, viêm khớp, nhiễm trùng da, một số nghiên cứu khoa học gần đây còn cho thấy vảy nến còn là nguy cơ tiềm ẩn với hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch.
Tìm hiểu thêm:
CÁCH NHẬN BIẾT VIÊM DA MỦ THƯỜNG GẶP
Vậy, nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy nến là gì?
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh vảy nến nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vảy nến có liên quan tới gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh bất thường.
Bên cạnh đó là nhóm nguyên nhân dễ thấy từ yếu tố bên ngoài góp phần khởi phát, thúc đẩy bệnh vảy nến diễn biến thêm nặng.
Bệnh vảy nến |
- Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở những vùng da bị chấn thương, thậm chí ngay cả khi làn da bị những vết trầy xước nhỏ cũng có thể dẫn đến vảy nến nếu không có phương pháp xử lý đúng cách.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát bệnh vảy nến giọt hoặc làm bệnh vảy nến hiện tại thêm nặng hơn.
- Một số loại thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vảy nến như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc kháng sốt rét tổng hợp, một số thuốc kháng viêm khác,...
- Do thời tiết lạnh và hanh khô, làn da bị thiếu ẩm dễ bùng phát bệnh vảy nến. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh vảy nến phát bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nắng
- Bệnh vảy nến có thể bị nặng hơn do tác động của rượu và thuốc lá
Bệnh vảy nến là một bệnh lý về da cần thời gian dài để điều trị, do đó người mắc vảy nến nên chuẩn bị sẵn tinh thần để kiên trì, không nên lo ngại quá nhiều, cố gắng giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình, không nên xa rời các mối quan hệ trong cuộc sống. Bên cạnh đó, người mắc bệnh vảy nến cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách để có tiến trình chữa trị an toàn, hiệu quả.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét