Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Những điều cha mẹ cần biết về viêm da mủ ở trẻ

Có tới 90% trẻ bị viêm da mủ! Với làn da mỏng chỉ bằng 1/5 da của người lớn, trẻ em với sức đề kháng còn yếu là đối tượng có tỉ lệ mắc viêm da mủ cao nhất. Là cha mẹ, cần phải tìm hiểu, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể nhận biết và có cách chữa trị kịp thời, và đặc biệt là tránh để lại những vết sẹo gây mất thẩm mỹ cho trẻ sau này. Vậy, viêm da mủ ở trẻ thường có những triệu chứng nào, có cách nào giúp bé chữa khỏi viêm da mủ không?

Trẻ có dấu hiệu gì khi bị viêm da mủ?

Viêm da mủ ở trẻ thường có những dấu hiệu dễ nhận biết. Những ngày đầu viêm da mủ, trẻ thường lên những cơn sốt, bắt đầu nổi nhiều mụn, nhọt đỏ, rôm sảy. Sau vài ngày, trên da trẻ xuất hiện những bọc mủ dưới nhọt, làm bé đau xót, ngứa ngáy, bé quấy khóc suốt đêm khiến nhiều bậc cha mẹ sốt ruột, lo lắng.
Viêm da mủ ở trẻ còn biểu hiện ở dạng hăm kẽ, chóc lây, chóc loét,...do liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn gây ra, thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mạch máu, gần các dây thần kinh, ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như đầu, mặt, cổ, nách và bẹn của trẻ.

Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ
Dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ

Tại sao trẻ bị viêm da mủ?

Trên bề mặt da vẫn thường có ký sinh trùng liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn sinh sống. Vào mùa hè, tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn, bề mặt da non nớt của trẻ tạo môi trường sinh trưởng cho các loại ký sinh trùng này. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, cộng với tác động từ bàn tay trần kém vệ sinh tạo thành những vết trầy xước. làm nền cho bệnh viêm da mủ ở trẻ phát triển.

Xem thêm: 

CÁCH NHẬN BIẾT VIÊM DA MỦ THƯỜNG GẶP

Bên cạnh đó, viêm da mủ ở trẻ cũng một phần bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết của cha mẹ.
- Trẻ sơ sinh chưa đầy 12 tháng tuổi thường có lớp vảy nâu sẫm trên thóp đỉnh đầu, hay còn gọi là cứt trâu. Nhiều phụ huynh do không có kinh nghiệm thường chà xát hoặc cạy lớp vảy này làm cho vùng thóp ở đầu trẻ cực kỳ dễ nhiễm khuẩn, làm viêm chân tóc dẫn đến viêm da mủ ở trẻ.
- Làn da của trẻ là rất mỏng, rất dễ bị trầy xước nếu chăm sóc không đúng cách. Trong vệ sinh cho bé hàng ngày, nhiều cha mẹ chà xát mạnh hay vệ sinh tắm gội quá lâu, hoặc quá lạm dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho trẻ. Đây là hành động trực tiếp gây ra viêm da mủ ở trẻ, các tổn thương trên da nặng hơn làm các hạch lân cận nổi lên gây sưng đau, chốc lở, mụn nhọt.

Viêm da mủ ở trẻ
Viêm da mủ ở trẻ 
- Nhiều mẹ vô tình để bé ở trong phòng kín và quấn nhiều tã lót gây bí hơi, nhất là vào những ngày nắng nóng. Tuyến mồ hôi tiết ra là môi trường để vi khuẩn phát triển, gây viêm da mủ ở trẻ, biểu hiện ở các dạng rôm sảy, mụn mủ, hăm kẽ, nặng hơn có thể làm trẻ bị sốt, nổi hạch, chảy dịch mủ.
- Chế độ ăn uống của trẻ có nhiều đồ ăn nóng cũng là một nguyên nhân từ tác động bên ngoài dẫn đến viêm da mủ ở trẻ. Dấu hiệu ban đầu là những vùng da bị rôm sảy, nổi mụn. Nặng hơn có thể hình thành các chốc lở, chốc loét gây đau đớn cho trẻ.

Phải làm sao khi bé bị viêm da mủ

Không phải loại thuốc nào chữa viêm da mủ cũng có thể áp dụng cho trẻ. Thông thường khi thấy có dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ, các mẹ đều vệ sinh sạch sẽ vùng da đó và bôi thuốc mỡ và thuốc ngoài da chống viêm, sưng và mủ. Cần phải đặc biệt chú ý những điều sau trong chữa viêm da mủ ở trẻ :
- Trước khi bôi thuốc ngoài da chữa viêm da mủ ở trẻ, cha mẹ cần phải dùng dung dịch khử trùng, nước rửa y khoa để vệ sinh sạch sẽ vùng da. Một số loại bác sĩ khuyên dùng cho viêm da mủ ở trẻ là: Yarish, Million, thuốc màu,...hay các loại thuốc chống viêm nhiễm như Eosine, Fucidin, Bactroban,...
- Khi bé bị viêm da mủ, cần phải nhẹ nhàng, hạn chế động chạm tới tổn thương, tránh làm trầy xước da bé
- Kết hợp thêm các bài thuốc đắp khi trẻ ngủ để tăng hỗ trợ điều trị viêm da mủ ở trẻ

Những điều cần biết phòng tránh trẻ bị viêm da mủ

Viêm da mủ ở trẻ thường xảy ra vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Nhưng vào mùa đông, khi nhiều bậc phụ huynh thường xuyên quấn nhiều lớp quần áo hoặc mặc bỉm thường xuyên dẫn đến tình trạng bí hơi, ngứa ngáy cũng làm bé bị viêm da mủ. Cẩn trọng để ý trong chăm sóc bé hàng ngày, sẽ giúp phần nào phòng tránh được viêm da mủ ở trẻ
- Vào mùa hè, để tránh mồ hôi bí bách gây viêm da mủ ở trẻ, phụ huynh cần giữ cho trẻ luôn khô ráo, thoáng mát, thay quần áo, tã lót, bỉm cho bé thường xuyên
- Hạn chế quấn quá nhiều quần áo không cần thiết cho trẻ, không quấn quá chặt hoặc quá lâu, tránh trẻ bị hăm kẽ, chốc lở khi vào đông
- Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả, vitamin, chất đạm, ăn đủ chất đủ lượng để tăng sức đề kháng cho trẻ, tránh cho bé ăn đồ quá nóng làm bé bị nổi mụn, nhọt
- Chữa viêm da mủ ở trẻ cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, phụ huynh không nên tùy ý sử dụng các loại thuốc ngoài chỉ định, tự ý chữa trị dẫn đến tổn thương làn da của trẻ.

Với nhiều người lớn, viêm da mủ cũng đã gây rất nhiều đau đớn và phiền phức thì với những đứa trẻ sức đề kháng còn yếu, những tổn thương trên da do viêm da mủ ở trẻ còn làm bé đau đớn nhiều hơn. Bé không tự chủ được hành vi của mình dẫn đến tình trạng bé gãi ngứa, chà xát, làm các vết tổn thương thêm nặng và lâu khỏi hơn. Về lâu dài, viêm da mủ ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ sau này. Do đó, cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý có cách chăm sóc, nhận biết sớm những dấu hiệu viêm da mủ ở trẻ để có cách chữa trị kịp thời và đúng đắn.





Những điều cha mẹ cần biết về viêm da mủ ở trẻ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét