Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Cách xử lý khi bị bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là dạng bệnh ngoài da rất dễ để nhận biết ngay từ những triệu chứng bệnh ban đầu. Tuy nhiên vị trí biểu hiện bệnh tổ đỉa chủ yếu là ở lòng bàn tay, ngón tay, chân, là những bộ phận phải thường xuyên hoạt động và tiếp xúc nhiều trong cuộc sống nên việc xử lý thường gặp nhiều khó khăn.

Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến khởi phát bệnh tổ đỉa, nên hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc biệt dược nào có thể chữa hoàn toàn dứt điểm được bệnh tổ đỉa. Mục đích chính của chữa trị bệnh tổ đỉa là làm lành da, thúc đẩy nhanh quá trình xẹp các mụn nước tránh để lại vết trên da, giảm cảm giác ngứa ngáy tại chỗ

1. Xử lý bệnh tổ đỉa tại vùng tay, chân biểu hiện

- Ngâm rửa vùng tay chân mắc bệnh tổ đỉa với dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10000 màu hồng, hoặc vệ sinh với nước muối sinh lý, đắp dung dịch jarish
- Khi bệnh tổ đỉa ở dạng nhẹ biểu hiện ở những mụn nước nhỏ đơn thuần, có thể chấm thuốc BSI 1% - 3%. Với những mụn nước lớn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chọc vỡ cho dịch nước chảy ra rồi bôi kem corticoid, lưu băng qua đêm trong 1 - 2 tuần. Chú ý khi chọc vỡ mụn nước phải dùng bông thấm ngay dịch chảy ra, tránh không được để dịch lan sang vùng da bên cạnh làm bệnh tổ đỉa bị lan rộng
- Khi bệnh tổ đỉa đã nhiễm khuẩn có mủ hoặc bóng nước to thì chích vỡ, thấm dịch nước, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn như Millian, Eosine, hoặc chiếu tia tử ngoại Ultra violet tại chỗ.

Hình ảnh bệnh tổ đỉa
Hình ảnh bệnh tổ đỉa

2. Điều trị bệnh tổ đỉa toàn thân

- Khi bị bệnh tổ đỉa cần uống thuốc chống dị ứng thông thường như Chlopheniramine, Cetirizine, Loratadine,... 
- Với các trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm thì người mắc bệnh tổ đỉa nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để dùng kết hợp thêm các loại kháng sinh, thuốc kháng nấm phù hợp

Dùng thuốc bôi chữa bệnh tổ đỉa
Dùng thuốc bôi chữa bệnh tổ đỉa
Để quá trình điều trị bệnh tổ đỉa được hiệu quả, hạn chế tái phát nhiều lần, bên cạnh việc có phương pháp chữa trị đúng đắn, người bệnh cũng cần tập cho mình thói quen tốt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhằm hạn chế tối đa bệnh tổ đỉa.

Lời khuyên dành cho người mắc bệnh tổ đỉa

- Khi có những dấu hiệu bệnh tổ đỉa đầu tiên, người bệnh có thể chườm ẩm, chườm lạnh vùng tay chân để làm giảm sự khó chịu do các cơn ngứa ngáy mang lại. Một lời khuyên từ bác sĩ cho người bệnh tổ đỉa là bôi các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm giúp da bớt khô, giảm ngứa tốt.
Một số loại kem dưỡng ẩm được khuyên dùng như : Vaseline, kem Lubriderm, Eucerin, dầu khoáng,...
- Trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày, người bệnh tổ đỉa cần đeo găng tay, tất chân khi phải tiếp xúc với các tác nhân khởi phát bệnh như xăng dầu, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa,...
- Ngứa ngáy làm nhiều người bệnh rất khó kiểm soát được hành động của mình, vì thế một cách giúp người bệnh tổ đỉa giảm bớt tình trạng các mụn nước bị vỡ do gãi ngứa là cắt ngắn móng tay, móng chân, đeo tất tay, tất chân 
- Khi bị bệnh tổ đỉa, cần hạn chế việc chọc vỡ các nốt mụn khi không cần thiết, tránh cào gãi, chà xát tay chân quá nhiều đề phòng nhiễm khuẩn phụ, sau khi các nốt mụn nước bị xẹp lại thì không được bóc các lớp da vảy này vì dễ để lại sẹo sau này.
- Không nên ngâm tay chân quá nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm có môi trường để phát triển
- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, hạn chế ăn các loại thực phẩm cơ địa mình dễ bị kích ứng khởi phát bệnh tổ đỉa, tăng cường bổ sung các loại rau quả, vitamin, uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm:

BỆNH TỔ ĐỈA - NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Bệnh tổ đỉa không quá nguy hại cho sức khỏe người bệnh, cũng không kéo theo các bệnh khác và để lại biến chứng sau này như một số bệnh ngoài da khác. Chú ý phát hiện bệnh tổ đỉa sớm để có cách xử lý kịp thời sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách xử lý khi bị bệnh tổ đỉa Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét