Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Bệnh tổ đỉa - nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Những mụn nước nhỏ chứa dịch nước nổi cộm lên trên da,...là những dấu hiệu ban đầu của bệnh tổ đỉa, gây ngứa rát rất khó chịu cho nhiều người. Qua nghiên cứu cho thấy, bất kỳ đối tượng ở độ tuổi nào đều có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa nếu thường xuyên có những thói quen vệ sinh hàng ngày không khoa học. Vậy, bệnh tổ đỉa là bệnh gì, nguyên nhân cụ thể dẫn tới mắc bệnh là gì? Bệnh tổ đỉa có những dấu hiệu riêng biệt nào dễ nhận biết được không?

Nhận định của bác sĩ về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt ở bàn tay, bàn chân, còn được gọi với nhiều tên khác như eczema bàn tay, bàn chân, chàm tổ đỉa, nấm tổ đỉa,...với tên khoa học là Pompholyx hay Dyshidrotic Eczema.
Bệnh tổ đỉa thường được phát hiện ở những vị trí đặc trưng, 90% bệnh tổ đỉa biểu hiện ở lòng bàn tay, rìa các ngón tay, ngón chân, rất ít trường hợp gặp ở lòng bàn chân. 
Theo ý kiến của nhiều bác sĩ thì bệnh tổ đỉa có thể gặp ở mọi đối tượng, nam nữ đều có tỉ lệ mắc bệnh ngang nhau, tuy nhiên độ tuổi dễ bị mắc bệnh nhiều nhất là từ 20 tới 40 tuổi.

Hình ảnh bệnh tổ đỉa
Hình ảnh bệnh tổ đỉa 

Khó có thể xác định rõ được nguyên nhân bệnh tổ đỉa

Là một căn bệnh có nguyên nhân rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên qua thống kê cho thấy thì có tới gần 50% người bị bệnh tổ đỉa có yếu tố bệnh tiền sử cá nhân như hen, mày đay, dị ứng thời tiết,... 
Bên cạnh căn nguyên là do cơ địa dị ứng, bệnh tổ đỉa còn được phát hiện qua các nhóm nguyên nhân sau
- Trong quá trình sinh hoạt, làm việc hàng ngày, người bị dị ứng tiếp xúc thường xuyên với hóa chất như xăng dầu, xà phòng, xi măng là nguyên nhân khởi phát bệnh tổ đỉa
- Do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ ngón tay, chân
- Thời tiết thay đổi theo mùa hoặc thay đổi thời tiết thất thường
- Do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ấm
- Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, đây cũng là điều kiện thuận lợi gây bệnh tổ đỉa
Xem thêm: 

Bên cạnh những nguyên nhân khởi phát bệnh tổ đỉa, thì nhóm các yếu tố sau cũng có làm xúc tác khởi phát hoặc làm bệnh thêm nặng hơn
- Nhóm yếu tố tại chỗ: Chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da
- Nhóm yếu tố trong không khí: Khói thuốc, lông chó mèo, bùn đất, mạt bụi,...
- Nhiễm trùng ( tụ cầu vàng )
- Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, thịt gà, trứng, đậu phộng,...

Dễ nhận biết bệnh tổ đỉa

Với nhiều dấu hiệu đặc trưng riêng, bệnh tổ đỉa có thể dễ dàng được nhận biết ngay khi mới có những triệu chứng ban đầu
- Ngứa ngáy là cảm giác đầu tiên mà người bệnh tổ đỉa cảm nhận được, ngứa làm nhiều người bệnh gãi hoặc chà xát dữ dội, nhưng càng gãi thì cảm giác ngứa lại chỉ càng tăng. Một số trường hợp còn kèm theo tăng tiết mồ hôi.
- Các mụn nước dần nổi lên, đây là đặc trưng của bệnh tổ đỉa. Những mụn nước màu trắng trong có kích thước nhỏ khoảng 1mm, nằm sâu chắc, tập trung thành từng chùm hơi gồ ghề trên bề mặt da và rất khó vỡ. Nhiều người không kiểm soát được hành động của mình, thường có thói quen chích vỡ các mụn nước khi mắc bệnh tổ đỉa. Hành động này chỉ làm những vết phồng trên bề mặt da bị vỡ thêm ngứa rát, dịch nước lan rộng ra kéo theo bệnh tổ đỉa lan rộng sang vùng da khác.
- Mụn nước lan rộng và có xu hướng tụ lại thành một chỗ, tạo thành những bọc nước lớn hơn, cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khi không chích vỡ, các mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra sẽ tự khô rồi để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, khi bong ra để lộ nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh.

Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa
Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa
- Thêm một triệu chứng đi kèm riêng biệt của bệnh tổ đỉa so với nhóm các bệnh ngoài da là sốt và nổi hạch. Nếu bị nhiễm khuẩn thì mụn nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch tuyết ở vùng kế cận, người mắc bệnh tổ đỉa có biểu hiện nóng sốt.

Hầu hết các trường hợp bị bệnh tổ đỉa sẽ khỏi sau 2 - 3 tuần, tuy nhiên các trường hợp bệnh tổ đỉa tái phát nhiều lần ở ngón tay, chân có thể gây loạn dưỡng móng làm móng bị hỏng, mất độ bóng, sần sùi, dày cộm hoặc đổi màu. Thực tế đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa phải tới gặp bác sĩ vì móng tay, chân bị hỏng nghiêm trọng.

Bệnh tổ đỉa rất dễ nhận biết với nhiều dấu hiệu riêng so với nhóm các loại bệnh ngoài da thường gặp. Chú ý tới cơ thể mình sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm để có phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa thích hợp, tuy nhiên do bệnh đặc thù phát triển ở tay và chân là những bộ phận thường xuyên phải hoạt động, tiếp xúc với nhiều thứ trong cuộc sống nên việc chữa trị gặp phải nhiều khó khăn và rất dễ bị tái phát nhiều lần. 

Bệnh tổ đỉa - nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét